Trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiều người cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, đau lưng… Bởi vậy, một số người cho rằng tập luyện khi đến tháng là việc nên tránh, một số khác lại có quan điểm trái chiều. Vậy có nên tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt không?
Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sẽ cảm thấy tốt hơn khi họ vận động trong những ngày đèn đỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đang phân vân có nên tập thể dục khi đang hành kinh không thì những thông tin sau đây sẽ hữu ích cho bạn.
Tập thể dục vào ngày đèn đỏ đem lại một số hiệu quả (Ảnh: Internet).
Tập thể dục ngày đèn đỏ giúp giảm triệu chứng khó chịu
Bạn thường khổ sở vì những triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, dễ nổi nóng trong ngày đèn đỏ? Bạn cho rằng việc tập thể dục ngày đèn đỏ sẽ khiến bạn mất sức và khiến các triệu chứng tồi tệ hơn?
Đừng lo, hãy đến phòng gym hoặc ra ngoài luyện tập. Thực tế, tập thể thao có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu xuất hiện trong ngày đèn đỏ. Theo tiến sĩ, chuyên gia thể thao Stacy Sims (Mỹ), các triệu chứng trong ngày đèn đỏ thuyên giảm tỷ lệ thuận với thời gian luyện tập của bạn.
Cụ thể, tập thể dục ngày đèn đỏ có thể giúp xoa dịu cảm giác đau bụng kinh. Các bài tập còn giúp cơ thể sản sinh endorphin, một loại hormone cảm xúc giúp xua tan đi suy nghĩ đau hay không thoải mái trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa cường độ luyện tập cao và sự thuyên giảm các triệu chứng kinh nguyệt thường gặp.
Luyện tập trong kỳ kinh giúp cơ thể bạn ấm hơn
Ngày đèn đỏ có nên tập thể dục không? Thân nhiệt cơ thể sẽ hạ thấp trong những ngày có kinh. Do đó, khi tập thể dục ngày đèn đỏ, bạn không cần lo lắng về sức nóng tác động đến dây thần kinh và gây các triệu chứng khó chịu. Thân nhiệt lúc này cho phép bạn tận hưởng không khí nóng thật thoải mái đấy. Cơ thể bạn sẽ được giữ ấm và nhẹ nhàng vượt qua những ngày này nhờ tập thể dục.
Ngày đèn đỏ nên tập thể dục một cách nhẹ nhàng (Ảnh: Internet).
Kỳ kinh nguyệt là thời điểm tuyệt vời để tập HIIP
Có nên tập thể dục khi có kinh nguyệt? HIIT (High intensity interval training) là bài tập cường độ cao ngắt quãng, nghĩa là sự kết hợp của tập luyện ở cường độ cao cùng với các giai đoạn phục hồi ở cường độ thấp (luyện tập và nghỉ ngơi).
Khi kinh nguyệt bắt đầu, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể hạ thấp. Do đó, cơ thể phụ nữ có thể hấp thu carbohydrate hay glycogen dễ dàng hơn khi lượng estrogen tăng cao. Nói cách khác, sự thay đổi hormone ở kỳ kinh nguyệt giúp cơ thể tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn khi tập các bài tập HIIP.
Duy trì sự thoải mái khi tập thể dục ngày đèn đỏ
Những ngày đèn đỏ có nên tập thể dục không? Đừng để cơn đau thống trị cơ thể trong những ngày đèn đỏ. Hãy chuẩn bị để đối đầu với các triệu chứng đó. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau NSAIDs như naproxen hay ibuprofen trong vòng đến 48 giờ trước khi bắt đầu kinh nguyệt. Nếu bạn quên thời gian kinh nguyệt của mình, hãy dùng thuốc sau cơn đau đầu tiên nhé.
Nếu bạn không thích dùng băng vệ sinh khi tập thể dục ngày đèn đỏ, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm phụ nữ khác như tampons, cốc nguyệt san hoặc quần lót chuyên dụng cho kỳ kinh nguyệt.
Tập thể dục ngày đèn đỏ: Nghỉ ngơi bất cứ khi nào mệt mỏi
Ngày đèn đỏ có tập thể dục được không? Bạn không cần thúc ép bản thân luyện tập quá nhiều trong những ngày đèn đỏ. Hãy bắt đầu khi cơ thể cảm thấy thoải mái. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ và dễ dàng giúp hạn chế chảy máu quá nhiều. Nếu quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi một hay hai ngày bạn nhé.
Lưu ý cuối cùng, nếu kinh nguyệt không đều hay tắc kinh, hãy đến khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát kinh nguyệt, chẳng hạn như thuốc tránh thai. Ngoài ra, hãy kiểm tra ngay nếu những cơn đau quá nặng hay quá nhiều trong những ngày đèn đỏ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung đấy.
>>> Xem thêm: KHÍ HƯ BẤT THƯỜNG, PHỤ NỮ KHÔNG NÊN COI THƯỜNG NẾU KHÔNG MUỐN THẤY HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC
Tổng hợp