Người ta thường chỉ nghĩ tới tác hại của việc thiếu ngủ. Nhưng ít ai biết rằng ngủ nhiều cũng gây ra những hậu quả đối với sức khỏe, thể chất, tinh thần. Cùng tìm hiểu những tác hại của việc ngủ nhiều đối với sức khỏe con người nhé!
Tăng cân
Ngủ nhiều sẽ khiến chất béo tích tụ trong cơ thể không được đào thải ra ngoài nên làm bạn dễ tăng cân. Khi bạn tăng cân, bạn có thể gặp một số hậu quả như ăn không ngon miệng, cơ thể đau nhức, tăng mức cholesterol trong máu…
Hơn thế nữa, dù bạn có thực hiện chế độ ăn kiêng hay tập thể dục thì cũng trở nên vô ích khi tăng cân do ngủ nhiều.
Ít ai biết rằng ngủ nhiều cũng gây ra những hậu quả đối với sức khỏe, thể chất, tinh thần (Ảnh: Internet).
Hay bị nhức đầu
Bạn sẽ có nguy cơ bị đau nửa đầu hoặc đau đầu khi ngủ quá nhiều. Người ta thường gọi hiện tượng này là “đau đầu cuối tuần” bởi cho rằng, nó được gây ra bởi sự gián đoạn về mức độ dẫn truyền thần kinh như serotonin. Tương tự như vậy, ngủ trưa quá nhiều cũng khiến bạn khó để có giấc ngủ ngon vào buổi tối nên dễ gặp chứng đau đầu vào buổi sáng.
Bạn chỉ cần chợp mắt buổi trưa trong thời gian 10 – 20 phút là có thể tỉnh táo vào buổi chiều. Nếu bạn ngủ trưa quá 30 phút thì khi tỉnh lại sẽ dễ bị uể oải và mệt mỏi hơn nhiều và ngủ sau 3 giờ thì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ vào buổi tối.
Bị đau lưng
Nếu bạn bị đau lưng thì ngủ nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người thêm.
Bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng nên hoạt động thể chất nhẹ và ngủ trong thời gian tối thiểu để dành thời gian cho việc tập thể dục.
Ảnh hưởng đến não bộ
Ngủ nhiều gây ảnh hưởng đến não bộ (Ảnh: Internet).
Tác hại của ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này sẽ làm bạn kém tập trung, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.
Rối loạn nhịp sinh học
Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.
Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.
>>> Xem thêm: BỊ XƯỚC MĂNG RÔ LÀ THIẾU CHẤT GÌ?
Tổng hợp