Những biến chứng viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ nhỏ 6 – 36 tháng tuổi là đối tượng có nguy cơ cao với bệnh viêm tai giữa. Nếu viêm tai giữa ở trẻ không được chữa dứt điểm, bệnh dễ tiến triển mạn tính và khi ấy biến chứng viêm tai giữa sẽ gây nên những hậu quả khôn lường cho trẻ. Vì thế cha mẹ cần hết sức chú ý để nhận diện sớm và kịp thời cho trẻ điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Viêm tai giữa ở trẻ – phân loại, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

1. Phân loại viêm tai giữa ở trẻ

Trẻ 6 – 36 tháng dễ bị viêm tai giữa vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện (Ảnh: Internet).

Tai giữa nằm phía sau màng nhĩ. Viêm tai giữa là thuật ngữ dùng để chỉ trạng thái viêm nhiễm xảy ra ở khu vực này gây nên triệu chứng sốt, đau, sưng và chảy dịch. Bệnh được chia thành 3 loại dựa trên mức độ nhiễm trùng như sau:

– Viêm tai giữa cấp tính: đây thường là kết quả của rối loạn chức năng vòi nhĩ, chủ yếu xảy ra trong đợt nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.

– Viêm tai giữa mạn tính: đây là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng khiến cho mủ chảy lâu ngày tích tụ ở màng nhĩ và khiến cho màng nhĩ bị thủng.

– Viêm tai giữa ứ dịch: hiểu đơn giản thì nó là kết quả của hiện tượng viêm và tiết dịch của niêm mạc tai giữa. Dịch ở đây có thể là thanh dịch, keo dính hoặc dịch nhầy.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Sở dĩ trẻ nhỏ 6 – 36 tháng dễ bị viêm tai giữa vì:

– Lúc này hệ miễn dịch ở trẻ chưa hoàn thiện nên khả năng chống chịu trước các tác nhân gây hại còn kém.

– Tai giữa có lỗ thông với vòi nhĩ nhưng so với người lớn thì lỗ thông này của trẻ ngắn và rộng hơn, nằm ngang. Do đó, chất lỏng từ mũi họng có vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong tai giữa gây thủng màng nhĩ hoặc viêm.

– Biến chứng của một số bệnh lý như: viêm VA, viêm amidan, viêm mũi xoang.…

3. Dấu hiệu tố cáo bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Khi bị viêm tai giữa, thường thì trẻ sẽ có các dấu hiệu sau:

– Sốt trên 39 độ C.

– Hay lấy tay để dụi hoặc kéo vành tai.

– Thường xuyên quấy khóc, ngủ kém, trằn trọc.

– Ăn kém, chán ăn.

– Bị nôn hoặc tiêu chảy.

– Chảy mủ hoặc dịch ra ngoài ống tai.

– Phản ứng kém với âm thanh.

Những biến chứng viêm tai giữa rất nguy hiểm – không thể chủ quan

Trẻ bị viêm tai giữa nếu được cha mẹ phát hiện và điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp thì sẽ khỏi bệnh sau khoảng 1 tuần và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho sức khỏe. Biến chứng viêm tai giữa xảy ra khi ở giai đoạn cấp tính bệnh điều trị sai phương pháp và không kịp thời.

Những biến chứng có thể xảy ra do viêm tai giữa gồm:

1.Thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ là một biến chứng viêm tai giữa phổ biến ở trẻ (Ảnh: Internet).

Thủng màng nhĩ là biến chứng phổ biến nhất ở viêm tai giữa vì:

– Diễn tiến tự nhiên của bệnh lý.

– Ứ đọng mủ trong tai giữa làm cho màng nhĩ bị căng phồng, đau đớn và sốt cao.

– Khi màng nhĩ căng quá mức sẽ thủng, mủ chảy ra ngoài, bệnh nhân đỡ đau đớn hơn và giảm sốt.

Với những trường hợp bị thủng màng nhĩ không quá to thì bệnh vẫn có khả năng tự lành. Tuy nhiên, khi không được điều trị thì viêm tai giữa cấp sẽ tiến triển thành mạn tính, khả năng tự liền của màng nhĩ không còn, khả năng nghe vì thế suy giảm hoặc thậm chí có thể biến mất vĩnh viễn.

2.Viêm tai giữa mạn tính

Đây là một biến chứng viêm tai giữa xảy ra do ở giai đoạn cấp không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả. Ngoài ra, tác nhân của bệnh cũng có thể do khối viêm VA ở trẻ, tình trạng viêm họng mạn tính.

Bệnh viêm tai giữa mạn tính gồm:

– Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy: tai chảy mủ dai dẳng kèm ù tai, nghe kém, thi thoảng bị nhói đau tai. Hầu hết những trường hợp mắc biến chứng này không sốt, không tổn thương xương và cũng không gây ra những biến chứng nguy hiểm.

– Viêm tai giữa mạn tính có tổn thương xương (viêm tai giữa hồi viêm): bệnh xuất hiện khi có sự kết hợp xen kẽ với các đợt viêm rầm rộ. Người bệnh sẽ có triệu chứng sốt cao, đau đầu ngày càng mạnh, đau tai, chảy mủ thối ra ngoài tai,…

3. Các thành phần bên trong tuyến giữa tai bị hoại tử

Trẻ bị viêm tai giữa cần được điều trị hiệu quả ngay từ giai đoạn cấp tính để ngăn ngừa biến chứng nguy hại (Ảnh: Internet).

Đây là tình trạng rất dễ xảy ra khi trẻ bị viêm tai giữa mạn tính, hậu quả là trẻ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ:

– Điếc vĩnh viễn.

– Trẻ bị mất khả năng giữ thăng bằng, thường xuyên cảm thấy chóng mặt vì tai trong bị viêm nhiễm.

– Liệt dây thần kinh số 7 do nó chạy qua tai giữa, lâu dần người bệnh bị liệt mặt và mất hoàn toàn cảm giác ở mặt.

4. Viêm xương chũm

Ngoài những biến chứng viêm tai giữa trên đây thì trẻ còn có nguy cơ bị viêm xương chũm. Bộ phận này cấu tạo nên thành trong của tai giữa nên khi tai giữa bị viêm biến chứng thì trẻ cũng dễ bị viêm xương chũm. Hậu quả của biến chứng này chính là:

– Tái phát viêm tai giữa nhiều lần mà không khỏi.

– Xương chũm bị thủng ra ngoài nên xuất hiện tình trạng viêm xương chũm xuất ngoại với các biểu hiện: rò dịch, mủ viêm ra phía sau tai.

– Viêm màng não, viêm não, áp xe não khiến cho trí tuệ của trẻ chậm phát triển, liệt dây thần kinh và thậm chí còn gây tử vong.

Về cơ bản, biến chứng viêm tai giữa là không thể xem thường. Tuy nhiên, nó có thể được ngăn ngừa khi cha mẹ phát hiện sớm bệnh lý này và đưa trẻ đến khám, điều trị tích cực bởi bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm tai giữa cấp gồm 3 giai đoạn nên tùy vào từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể cho từng trẻ. Việc điều trị viêm tai giữa cho trẻ cần được thực hiện kịp thời, đúng phương pháp thì mới ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm như đã nói ở trên.

>>> Xem thêm: KHÍ HƯ BẤT THƯỜNG, PHỤ NỮ KHÔNG NÊN COI THƯỜNG NẾU KHÔNG MUỐN THẤY HẬU QUẢ ĐÁNG TIẾC

Phân loại