Tắm nước lá là biện pháp được rất nhiều mẹ áp dụng cho con khi bé bị thủy đậu. Cùng tìm hiểu những cây tắm thủy đậu hiệu quả đối với trẻ nhé!
Thủy đậu là bệnh gì?
Thủy đậu là một bệnh ngoài da, truyền nhiễm cấp tính. Nguyên nhân gây bệnh là do virus Herpes Zoster gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, một số ít lây qua đường tiếp và thường bùng phát vào mùa xuân, khi khí hậu ẩm ướt.
Bệnh thủy đậu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp (Ảnh: Internet).
Thời gian ủ bệnh thủy đậu kéo dài từ 11 đến 18 ngày, với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi. Sau 24 giwof thì bắt đầu xuất hiện các triệu chứng rõ ràng như nổi mụn, ban ngứa màu đỏ. Những nốt thủy đậu này có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, có thể mọc ở da đầu, mặt, tứ chi… Tùy vào cơ địa mỗi người và mức độ nhiễm khuẩn thì số lượng các nốt mụn sẽ nhiều hoặc ít khác nhau.
Bị thủy đậu có cần kiêng nước?
Nhiều người cho rằng, khi mắc bệnh thủy đậu thì nên cho trẻ kiêng gió, kiêng nước… vì thế, ba mẹ thường “nhốt” bé trong nhà, không cho đụng nước, không tắm rửa cho con. Tuy nhiên, quan niệm này là hết sức sai lầm, các bậc phụ huynh nên tránh.
Theo Viện Pasteur, nguyên tắc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ là điều trị triệu chứng và giảm nhiễm trùng. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ để tránh các biến chứng nguy hiểm do bội nhiễm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây thủy đậu là nhiễm khuẩn nấm và virus. Những tác nhân này khiến da của trẻ nổi lên các mụn nước dạng phát ban. Mỗi mụn nước đều có chứa vi khuẩn, gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu cơ thể không được làm sạch, tắm mát sẽ sinh mồ hôi, nóng bức… càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và làm tình trạng bệnh thêm nặng nề hơn.
Chính vì vậy, khi bé bị thủy đậu, ba mẹ không kiêng tắm cho bé. Ngược lại, hãy tắm rửa sạch sẽ cho con để loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp bệnh nhanh chóng cải thiện. Sau khi tắm xong, ba mẹ dùng khăn mềm, sạch lau khô người cho bé trước khi mặc quần áo và bôi thuốc.
Bệnh thủy đậu biểu hiện là những nốt mụn nước mọc khắp cơ thể (Ảnh: Internet).
9 loài cây phổ biến tắm thủy đậu hiệu quả cho trẻ
Tắm nước lá được xem là phương pháp dân gian cực hiệu quả trong việc điều trị bệnh thủy đậu.
Lá kinh giới
Theo Đông y, lá kinh giới có vị cay, tính ấm, thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, kháng viêm. Vì thế, nhiều người đã dùng lá kinh giới để tắm cho trẻ khi bé bị thủy đậu. Việc tắm lá kinh giới giúp kháng khuẩn, giảm viêm, ngăn chặn các nốt thủy đậu mọc mới và thúc đẩy sự phục hồi của các nốt mụn đã mọc.
Lá kinh giới (Ảnh: Internet).
Cách làm:
– Mẹ lấy khoảng 50g lá kinh giới rửa sạch rồi để ráo.
– Cho vào nấu cùng 1,5 lít nước. Đun sôi vài phút thì tắt bếp rồi chắt nước ra chậu và pha thêm nước lạnh để tắm cho trẻ.
Lá lốt
Lá lốt thường được dùng để chế biến các món ăn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng lá lốt để nấu nước tắm, xông hơi hay ngâm chân. Khi trẻ bị thủy đậu, tắm nước lá khế giúp bé cảm thấy dễ chịu, đỡ ngứa ngáy, có khả năng giảm viêm,
Cách làm:
– Lấy một nắm lá lốt, có thể dùng cả cây, cả rễ.
– Rửa sạch lá lốt rồi đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 5 phút.
– Sau đó, vớt bã rồi pha nước lá lốt với nước nguội để tắm cho bé.
Lá chè xanh
Lá chè xanh (Ảnh: Internet).
Lá chè xanh từ lâu đã được biết đến với công dụng nhanh lành vết thương, sát khuẩn, chống viêm do thành phần trong lá trà xanh chứa chất oxy hóa và có tính kháng khuẩn tốt. Vì thế, mẹ có thể nấu nước lá chè xanh cho bé tắm để trị thủy đậu.
Cách làm:
– Mẹ lấy một nắm lá chè xanh, rửa sạch rồi vò nát.
– Sau đó, mẹ cho lá chè xanh vào nấu với 2 lít nước, cho thêm một vài hạt muối để tăng cường hiệu quả.
– Khi nước sôi, đun thêm vài phút với lửa nhỏ rồi tắt bếp. Sau đó mẹ chắt nước và pha thêm nước lạnh để tắm cho trẻ
Mỗi tuần tắm nước lá chè xanh khoảng 2-3 lần thì tình trạng thủy đậu của bé sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Lá mướp đắng
Lá hay quả mướp đắng đều đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo Đông y, mướp đắng tính mát, có vị đắng, có công dụng tiêu viêm, trừ phiền nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh mụn nhọt, đau mắt đỏ, nóng trong người…
Bên cạnh đó, mướp đắng còn có tính kháng viêm, giảm mụn nên sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc trị bệnh thủy đậu.
Cách làm:
– Mẹ lấy một nắm lá mướp đắng, rửa sạch rồi xay hoặc giã.
– Sau đó vắt lấy nước rồi pha với nước ấm, thêm một vài hạt muối để tắm cho bé.
Trầu không
Lá trầu không (Ảnh: Internet).
Trầu không chứa nhiều tinh dầu, có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh ghẻ lở, mụn nhọt. Với trẻ bị bệnh thủy đậu, dùng lá trầu không có thể giúp giảm ngứa, sát khuẩn, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Cách làm:
– Lấy một nắm lá trầu không, rửa sạch, vò nát.
– Đun khoảng 2 lít nước. Khi nước sôi thì cho lá trầu vào đun thêm 3 phút nữa rồi tắt bếp.
– Vớt bỏ bã rồi pha thêm với nước lã để tắm cho bé.
Lá xoan
Theo dân gian, lá xoan thường được dùng để chữa các bệnh ngoài da, hạn chế sâu bọ do thành phần của lá xoan có chứa alkaloid độc. Nếu trẻ bị bệnh thủy đậu, ba mẹ có thể lấy lá xoan nấu nước tắm cho bé để giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hạn chế nhiễm trùng và hỗ trợ các mụn nước nhanh lành.
Cách làm:
– Mẹ lấy khoảng 300g lá xoan, rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 2 lít nước trong 30 phút.
– Sau đó, chắt lấy nước rồi pha thêm nước nguội để tắm cho trẻ.
Lá khế
Lá khế có tính hàn, được dùng trong các bài thuốc trị mụn nhọt. Vì thế, khi bé bị thủy đậu hay rôm sảy, ba mẹ có thể lấy lá khế nấu nước tắm cho bé.
Cách làm:
– Lấy khoảng 150g lá khế, tốt nhất là dùng lá khế chua.
– Rửa sạch lá khế rồi nấu sôi với 2 lít nước, cho thêm một vài hạt muối.
– Chắt lấy nước lá khế rồi pha thêm nước lã và tắm như bình thường.
Lá tre
Lá tre lành tính, có công dụng thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu. Ngoài ra, nước nấu lá tre còn có khả năng giảm viêm, hạn chế viêm loét và hạ sốt trong trường hợp bị thủy đậu.
Lá tre (Ảnh: Internet).
Cách làm:
– Mẹ lấy một nắm lá trẻ rửa sạch rồi vò nát.
– Cho lá tre vào nấu cùng 1-2 lít nước và đun sôi với lửa nhỏ khoảng 15 phút.
– Sau cùng, chắt nước rồi pha thêm nước nguội để tắm cho trẻ.
Cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt, còn có tên gọi khác là cỏ chửa, cỏ lia thia… Cỏ chân vịt có thân mềm, lá so le phình to ở bẹ như bụng chửa, hoa màu lục nhạt… Theo Y học cổ truyền, cỏ chân vịt có tính mát, không độc, vị chát nhạt, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của phát ban, phỏng nước, thủy đậu.
Loại cây này có khả năng sát khuẩn, chống viêm nhiễm nên sẽ ngăn ngừa sự lây lan thủy đậu và thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương trên da.
Cách làm:
– Lấy một nắm cỏ chân vịt, thêm một ít cỏ nhọ nồi, rau má, rửa sạch để ráo nước.
– Cho nguyên liệu vào cối giã nát, thêm một ít nước rồi lọc lấy nước cốt.
– Sau khi cho trẻ tắm xong thì lấy nước cốt ở trên lau lên người bé, lau nhiều vào vùng đang bị thủy đậu.
– Ngày thực hiện 2 lần, liên tục trong vài ngày thì tình trạng thủy đậu sẽ thuyên giảm rõ rệt.
>>> Xem thêm: 8 LOẠI THỰC PHẨM TỐT NHẤT CHO GAN NÊN ĂN THƯỜNG XUYÊN
Tổng hợp